Qua rồi thời gian các phượt thủ khao khát khám phá cung đường Việt Nam ưu tiên lựa chọn các mẫu xe lớn có mức giá cao. Thay vào đó, sự chú ý đang dần được chuyển sang các mẫu xe thế hệ mới – nhỏ gọn, dễ điều khiển, với giá cả hợp lý hơn rất nhiều. Đó chính là Royal Enfield Himalayan, loại mô tô hoàn hảo nhất cho các hành trình khám phá tại Việt Nam.
Dĩ nhiên, một bài đánh giá “chuẩn” trước tiên không thể thiếu cảm nhận nhìn tận mắt chiếc xe đã xây dựng nên tên tuổi này.
BMW đã tạo nên tiếng vang trong các dòng mô tô địa hình, Bayerische Motoren Werke chính là đơn vị ra mắt chiếc xe R80GS tại triển lãm Cologne năm 1980.
Ý tưởng thiết kế của GS xoay quanh việc cung cấp cho khách hàng một chiếc xe mô tô công suất lớn. Một chiếc xe có khả năng đưa người lái, người ngồi sau cùng hành lý đến bất cứ nơi nào họ muốn, bất kể loại địa hình nào.
Trên thực tế, vào đầu những năm 70, những chiếc xe mô tô địa hình cỡ nhỏ như Honda SL, Yamaha DT và Suzuki DR đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng không tạo được hiệu ứng và ít được đề cập đến. Bên cạnh đó, người ta hoàn toàn có thể phiêu lưu trên các cung địa hình chỉ với những con xe phổ thông, “dã chiến” trước khi GS xuất hiện. Thế nhưng với sự xuất hiện của dòng mô tô BMW sau này, danh tiếng và sự thành công của nó là không thể phủ nhận.
Khám phá Việt Nam bằng mô tô
Nếu R850GS đánh dấu sự xuất hiện phổ biến của mô tô địa hình, thì những chiếc xe như BMW R1250GS lại là nhân tố thúc đẩy cuộc cách mạng “lật đổ” những cổ máy khổng lồ cồng kềnh, nặng đến gần 300kg (600lb) này.
R1250GS là nhân tố thúc đẩy cuộc cách mạng “lật đổ” những cổ máy
khổng lồ cồng kềnh, nặng đến gần 300kg (600lb) này.
Tất cả các nhà sản xuất lớn tại Nhật Bản đều sở hữu những dòng mô tô địa hình cỡ nhỏ và trung. Quyết định gia nhập cuộc chơi này của Royal Enfield là bước tiến vô cùng quan trọng trên một chặng đường mới. Nhưng vì sao Royal Enfield Himalayan đạt được mức giá và hiệu suất hợp lý?
Ra mắt vào năm 2016, phản ứng ban đầu Himalayan nhận được là thái độ dè chừng. Nhìn vào thông số kỹ thuật của chiếc xe chỉ nặng xấp xỉ 200kg (400lb) với động cơ 24 mã lực này, khó có thể tin rằng nó sẽ thành công trong việc “đốt cháy” thị trường mô tô địa hình.
Nhận định Trái ngược
Về thiết kế bên ngoài, có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Một số người nói Royal Enfield đã dựa trên các yếu tố cấu thành của dòng xe cổ điển đường bằng và phát triển theo hướng kế thừa.
Những người khác lại cho rằng ở vai trò một tân binh, lẽ ra chiếc xe nên sáng tạo hơn, vài người còn cho rằng nó trông như đã lỗi thời trước cả khi kịp ra mắt.
Nếu cứ mải chạy theo ý kiến của người khác, năng lượng của bạn sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
Steve Maraboli
Mọi người đều có quyền nêu ý kiến. Tuy nhiên, phải là người am hiểu mới có được nhận định xác thực nhất về một chiếc mô tô địa hình. Người nào đã từng có may mắn được trải nghiệm một hành trình tại Việt Nam sẽ cho bạn biết Royal Enfield lý tưởng như thế nào đối với các dạng địa hình kỳ thú tại đây.
Quay lại câu hỏi ban đầu – vì sao Royal Enfield Himalayan đạt được mức giá và hiệu suất hợp lý?
Để biết được, hãy cùng “mổ xẻ” chiếc Himalayan đến tận các chi tiết cơ bản nhất. Chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm mang tính quyết định với chiếc xe này và khám phá lý do tại sao nó nhanh chóng trở thành người bạn đồng hành lý tưởng nhất trong các hành trình khám phá Việt Nam bằng mô tô.
Thiết kế hoàn toàn mới mẻ
Công ty có trụ sở tại Chennai này đã gầy dựng được tên tuổi thông qua những chiếc xe mui trần (roadster) theo phong cách retro. Tuy nhiên, nhìn vào thiết kế của chiếc Bullet – không hề thay đổi từ thập niên 1950 – sẽ chính xác hơn khi nói rằng họ thiên về “bảo thủ” mẫu mã nhiều hơn là retro.
May mắn thay, khi giới chơi xe bỗng chốc trở nên “mờ mắt” với các thiết kế truyền thống – hoài cổ, Royal Enfield đã sẵn sàng thay đổi và tung ra sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ấy.
Royal Enfield Himalayan là đứa con tinh thần của Siddhartha Lal. Rõ ràng là Lal có thể tiên đoán được sự phát triển của phân khúc mô tô địa hình và mong muốn giành lấy thị phần.
Lên ý tưởng thiết kế từ “trang giấy trắng”, lẽ ra ông có thể lựa chọn đi theo con đường của các nhà sản xuất Ấn Độ và Trung Quốc khác: là tạo ra vài cổ máy bọc ốp nhựa cồng kềnh – nhìn không khác gì bản “cosplay” của nhân vật Dark Vader trong loạt phim Star Wars. Nhưng may mắn thay, ông đã không làm vậy. Và thành quả là sự ra đời của chiếc Himalayan.
Tất cả mọi thứ về Royal Enfield Himalayan đều hoàn toàn mới, hoặc được thiết kế và chế tạo riêng. Tuy nhiên, chiếc xe hầu như vẫn giữ nguyên được tinh thần cốt lõi của Royal Enfield.
Xem nhanh Thông số Kỹ thuật
Động cơ
Loại | Dung tích | Tỷ số nén | Công suất
tối đa |
Mômen xoắn
tối đa |
Hộp số | Cung cấp nhiên liệu |
SOHC | 411cc | 9.5:1 | 24.5 bhp | 32 Nm | 5 | Phun xăng điện tử EFI |
Khung gầm và Bánh xe
Loại | Giảm xóc trước | Giảm xóc
sau |
Bánh
trước |
Bánh
sau |
Thắng trước | Thắng
sau |
Khung sườn
ống đôi |
41mm
Ống lồng |
Giảm xóc đơn | 90/90-21 | 120/90-17 | 300mm
Piston đôi |
240mm
Piston đơn |
Kích thước
Chiều dài | Chiều cao | Chiều cao Yên | Gầm xe | Trọng lượng | Chiều dài
Cơ sở |
Dung tích Bình xăng |
2190mm | 1360mm | 800mm | 220mm | 194kg | 1465mm | 15 Lít |
Động cơ Đổi mới Hoàn toàn
Giám đốc điều hành của Royal Enfield, Siddhartha Lal, cũng là người đưa công ty tiến vào thế kỷ 21 bằng việc cải cách quy trình sản xuất. Việc tổ chức lại một cách khó tiên đoán này cũng giúp cho công ty tận dụng được sự bùng nổ trào lưu theo phong cách retro.
Cùng với thành công từ những chiếc roadster của công ty, Lal đã thành lập một nhóm phụ trách nghiên cứu và phát triển ở Vương quốc Anh với nhiệm vụ sáng tạo ra các mẫu xe mới, một trong số đó là chiếc Himalayan. Đây là bước nhảy đầu tiên của công ty ra khỏi vùng an toàn để gia nhập thị trường mô tô địa hình.
Vốn là người nhạy bén, Lal đã mời nhà thiết kế mô tô huyền thoại (đồng thời là người đứng sau thành công của chiếc Ducati Multistrada) Pierre Terblanche phụ trách dự án.
Thay vì đồng hành với các động cơ đẩy mang thương hiệu của công ty, ông thấy rằng dự án này cần có động cơ và bộ khung mới. Từ đó, một thiết kế động cơ hành trình ngắn với trục cam trên ra đời, với dung tích 411cc.
Bố cục kiểu OHC cho phép thời gian đóng mở van có độ chính xác cao hơn và không cần dùng thanh đẩy cồng kềnh cũng như bộ truyền động van nặng nề. Bố cục mới sẽ giúp khống chế tổng trọng tải và cho phép dùng loại động cơ nhẹ hơn.
Với một van nạp và một van xả, bất cứ ai biết sử dụng cờ lê và tuộc vít đều có thể tự bảo dưỡng xe.
Với một van nạp và một van xả, bất kỳ ai biết sử dụng cờ lê và tuộc vít đều có thể tự bảo dưỡng xe.
Phiên bản của Động cơ
Phiên bản gốc của Royal Enfield Himalayan ra đời đơn thuần với hướng đến các tay lái ưa mạo hiểm tại Ấn Độ, nơi mà luật khí thải không được chú trọng nhiều. Vì lý do này, loạt xe Himalayan đầu tiên được hoàn thiện với bộ chế hòa khí.
Khi chiếc mô tô địa hình này tạo nên “cơn sốt” cầu tại các thị trường ở Châu Á, châu Úc, cũng như Anh Quốc và Hoa Kỳ, những thay đổi về hệ thống ABS, hệ thống đánh lửa điện tử và việc phun nhiên liệu trở nên cần thiết để đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu.
Phản ứng về chiếc Himalayan nhìn chung là tích cực, ngoại trừ điểm duy nhất mọi người đều không thể không đặt câu hỏi: động cơ 24 mã lực “khiêm tốn” của chiếc Himalayan.
Mã lực khiêm tốn nhưng hữu dụng
Đây là câu chuyện về mã lực. Theo tôi, mã lực có hai dạng. Dạng đầu tiên là loại công suất hữu dụng trên đường chạy địa hình, bất kể người điều khiển là ai. Kế tiếp là kiểu mã lực hào nhoáng – các thông số mã lực lên đến hàng trăm, đòi hỏi nhiều can thiệp điện tử phức tạp để điều khiển và chỉ có các nhà vô địch một giải đua địa hình khắc nghiệt như Paris Dakar mới xử lý được.
Himalayan thuộc loại đầu tiên. Tuy nhiên, cách bố trí kiểu OHC cho phép động cơ quay tự do trong khi tay quay dài giữ cho mô-men xoắn 32Nm xuống thấp ngay tại điểm bạn cần nhất.
Sự kết hợp này làm cho động cơ tạo ra công suất phù hợp, thực tế, thân thiện với người dùng, bất chấp thông số công suất “khiêm tốn” của chiếc xe.
Royal Enfield Himalayan không phải loại mô tô đòi hỏi sang số liên tục chỉ để đảm bảo công suất tối ưu, và đây là điểm quan trọng cần lưu ý trong bất kỳ bài đánh giá nào.
Nếu bắt đầu hành trình khám phá Việt Nam bằng mô tô, thực ra bạn đang leo lên chiếc xe chưa từng sử dụng, đối mặt với vô số dạng địa hình tại Việt Nam mà bạn có thể chưa từng trải qua trước đó.
Chiếc xe Đáng tin cậy
Để tận hưởng việc khám phá Việt Nam bằng mô tô, bạn cần một chiếc xe tạo mang lại cảm giác thoải mái khi ngồi lên yên. Một chiếc xe với hệ thống điều khiển trực quan – quen thuộc như từ bản năng, và có công suất đáng tin cậy.
“Người đồng hành” này cũng cần mang lại cho bạn một điểm tựa vững chắc, ổn định – rằng mọi chuyện sẽ không vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn. Nghe có vẻ nhàm chán quá ư? Đây là “triệu chứng” bạn đã xem quá nhiều video ra mắt từ các nhà sản xuất lớn rồi đấy.
Về phần còn lại của động cơ, hộp số có năm số liên tục. Số một dễ vào và dễ thực hiện thao tác ở tốc độ chậm. Các số còn lại có tỷ lệ tương ứng cách đều nhau. Với số cao nhất, bạn có thể di chuyển với tốc độ khoảng 100 km/h mà không gây sức ép cho động cơ và vẫn đảm bảo độ đầm – với độ rung nhẹ đáng ngạc nhiên.
Khung xe dành để Chinh chiến
Khung xe Himalayan khá đơn giản với bộ khung sườn đôi. Nhận thấy khung xe của một số mô tô sản xuất ở phương Đông trước đây có vẻ thiếu chắc chắn, tôi rất cẩn thận khi kiểm tra các mối hàn.
Công bằng mà nói tất cả đều ổn, cảm giác hoàn thiện y như chiếc xe được ra đời từ một trong bốn nhà máy hàng đầu Nhật Bản vậy.
Khát khao của Lal là muốn mọi thứ hoàn hảo ngay lần đầu tiên xuất hiện với bộ khung được thiết kế hoàn toàn mới
Khát khao của Lal là muốn mọi thứ hoàn hảo ngay lần đầu tiên xuất hiện và tạo nên bộ khung được thiết kế hoàn toàn mới.
Sẽ dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn nếu thông số kỹ thuật của Royal Enfield Himalayan được dựa trên một bộ khung tương tự các loại công ty đang có sẵn. Nói cách khác, trên một khung sườn mà động cơ ở dạng stressed member – kiểu động cơ được sử dụng như một yếu tố kết cấu hoạt động của khung gầm để truyền tải lực và mô-men xoắn. Tuy nhiên, điều này lại khiến mặt dưới của xe bị lộ ra, điều vốn dĩ không nên đối với một chiếc mô tô địa hình. Hư hỏng bình xăng có thể trở thành cái kết đột ngột cho chuyến hành trình khám phá Việt Nam của bạn!
Chúng tôi đã đặt câu hỏi với Royal Enfield Ấn Độ:
Theo Quý vị điều gì đã tạo nên thành công quan trọng của Royal Enfield Himalayan, khiến nó ngày một được ưa chuộng rộng rãi trong các cộng đồng mô tô địa hình trên toàn thế giới?
Trả lời
Thiết thực, thân thiện, giá cả phải chăng, hoạt động tốt cả trên đường bằng và trên các cung địa hình, chiếc mô tô này không chỉ phù hợp di chuyển hằng ngày mà còn lý tưởng cho những chuyến du ngoạn/ phiêu lưu cuối tuần – bất kể bạn lên kế hoạch trước hay chỉ nhất thời có động lực “xách ba lô lên và đi”.
Rajan Pillai
Bộ phận Tiếp thị Quốc tế của Royal Enfield
Những chiếc mô tô như Kawasaki Versys 300 và BMW G300GS đều có cùng kiểu khung này. Nhưng nhìn vào thì ống xả được để lộ và đĩa phanh có vẻ mỏng manh của cả hai loại mô tô trên có vẻ không phù hợp lắm với định vị dual-sport – đa công dụng trên cả đường dài và địa hình xấu – của chúng.
Bảo vệ Bình xăng
Đây không phải trở ngại đối với Himalayan. Ở đây, ta có hai ống đôi hình chữ Y ngược nối liền trục đơn nhằm bảo vệ bình xăng. Hệ thống này còn được gia cố với tấm chắn bằng thép vững chãi.
Harris Performance, đơn vị chế tạo khung xe cho Himalayan, đã được lựa chọn nhờ uy tín chuyên môn đặc biệt ấn tượng của họ.
Từng thiết kế các bộ khung giành chiến thắng ở giải Grand Prix cho bốn nhà sản xuất hàng đầu Nhật Bản, Harris đã đưa ra một thiết kế khung phù hợp với kiểu dáng truyền thống của chiếc xe.
Không chỉ vậy, mấu chốt nằm ở cách mà bộ khung này được xây dựng hoàn toàn ăn khớp với các đặc điểm động cơ của Royal Enfield.
Đây là một điểm thường bị bỏ qua nhưng lại cực kỳ quan trọng. Nó là nhân tố quyết định sự khác biệt giữa một chiếc mô tô có thể hoạt động hiệu quả trên các cung đường xấu như Himalayan và những lựa chọn chỉ “có vẻ” như sẽ làm được điều này.
…. mỗi gram của bộ khung xe thiết kế bất hợp lý sẽ nặng như một kilogam trên những cung đường đầy bụi đất ở Việt Nam.
Khung xe cần phải mạnh mẽ và đáng tin cậy, đồng thời không được phép nặng nề quá mức và trở thành gánh nặng cho động cơ. Đừng quên rằng mỗi gram của bộ khung xe thiết kế bất hợp lý sẽ nặng như một kilogam trên những cung đường đầy bụi đất ở Việt Nam.
Harris cũng rất thành công trên nhiều khía cạnh khác. Nếu kiểm tra khung khi không có yên, bạn có thể thấy rằng khung phụ đã được cải tiến đáng kể, giúp chiếc Himalayan sở hữu độ cao yên chỉ 800mm (31,5”), cực kỳ tiện lợi, xét trên 2 phương diện.
Độ cao Yên Hợp lý
Đầu tiên – bạn sẽ không cần phải bắc thang mới leo được lên xe. Quan trọng hơn, độ cao yên hợp lý có nghĩa là việc chống chân hoặc “bơi” xe giữa lớp bùn đất trên đường Việt Nam sẽ dễ dàng hơn.
Khoảnh khắc leo lên chiếc Himalayan ở Việt Nam, việc dễ dàng chạm cả hai chân xuống đất sẽ mang cảm giác bạn đang làm chủ chiếc xe. Ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy quen thuộc với nó.
Không ai mong muốn trải nghiệm hành trình khám phá Việt Nam bằng mô tô
trên một chiếc xe cần đến cả tuần làm quen mới khiến bạn thoải mái khi cầm lái.
Đừng xem thường giá trị của cảm giác “vừa gặp đã quen” ngay thời khắc bạn ngồi lên xe. Không ai mong muốn trải nghiệm hành trình khám phá Việt Nam bằng mô tô trên một chiếc xe cần đến cả tuần làm quen mới khiến bạn thoải mái khi cầm lái.
Sự Chọn lựa Ăn ý
Bắt đầu từ bánh xe, chiếc xe được trang bị lốp sau 120/90-17. Kích thước này giúp bánh xe có đường kính vừa phải, mang lại diện tích tiếp đất hợp lý trên đường bằng hoặc đường đất ở Việt Nam.
Quan trọng hơn, hầu như mọi nhà sản xuất tên tuổi đều sản xuất lốp xe dual-sport hoặc xe địa hình kích cỡ này. Nghĩa là bạn sẽ không bao giờ bị hạn chế lựa chọn khi cần thay thế.
Kích thước lốp trước là 90/90-21, cũng mang đến cho bạn nhiều lựa chọn. Sử dụng lốp 21” cũng thể hiện rằng Royal Enfield đã củng cố thêm tính đồng nhất và mức độ dễ sử dụng của Himalayan ở địa hình hiểm trở. Đây là điểm cộng tuyệt vời đối với bất cứ ai trong các hành trình khám phá Việt Nam bằng mô tô.
Một yếu tố khác lần đầu tiên được Royal Enfield sử dụng là phuộc sau ống nhún đơn (monoshock).
Hệ thống giảm xóc được chăm chút với phuộc trước 41mm theo quy ước thông thường. Không thể điều chỉnh phuộc, nhưng ta có được cự ly hành trình 7,9″ (200mm) vô cùng hiệu quả. Một yếu tố khác lần đầu tiên được Royal Enfield sử dụng là phuộc sau ống nhún đơn (monoshock).
Tôi xin nhắc lại lần nữa, cự ly hành trình 7,1” (180mm) là vô cùng lý tưởng. Mặc dù bánh trước và sau có chấn động nhẹ trên đường đi, bạn phải lao chiếc Himalayan của mình vào các ổ gà/ ổ voi khá ấn tượng thì bánh xe mới rời mặt đất – một ưu điểm đối với bất cứ ai đang lên kế hoạch cho hành trình khám phá Việt Nam bằng mô tô.
An toàn với hệ thống ABS
Thắng đĩa sau và đĩa đơn có hai cùm phanh (twin-calipers) ở bánh trước trên trên các mẫu xe đầu tiên đã vấp phải sự chỉ trích là hơi nhẹ và thiếu lực.
Đây là vấn đề cần phải giải quyết trước khi xuất khẩu bất kỳ chiếc xe nào, và giờ đây mẫu xe Himalayan với hệ thống ABS đã trở thành mẫu tiêu chuẩn. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn trên đường đi, hệ thống ABS còn hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.
Trang thiết bị
Với khả năng chạy tốt cả ở vùng núi, đồng bằng và rừng rậm của Việt Nam, thật khó để tin rằng Royal Enfield Himalayan chỉ là một chiếc mô tô giá rẻ. Hãy bỏ qua các yếu tố như động cơ đáng tin cậy, bộ khung kiên cố và khả năng chống xóc. Bản tiêu chuẩn của chiếc xe đi kèm với một số tính năng bổ sung hữu ích ngay cả với chính các phượt thủ có kinh nghiệm.
Các phiên bản mới nhất của Himalayan có hệ thống phun xăng điện tử, đèn hậu LED, tấm chắn bằng thép, giá đỡ phía sau và hệ thống bảo vệ bình xăng. Thêm vào đó, xe sở hữu hệ thống ABS twin-channel.
Trang bị tiêu chuẩn còn bao gồm phổ xe và một kính chắn gió – rất hữu ích trong việc ngăn cản gió bụi và các loại côn trùng – bất cứ thứ gì có thể gặp phải khi ngồi trên một chiếc mô tô! Ngồi trên chiếc Royal Enfield Himalayan vào ban đêm ở Việt Nam, bạn sẽ nhận thấy cụm đồng hồ được thiết kế đủ sáng, dễ đọc và cung cấp đầy đủ thông tin.
Đồng hồ Hiển thị
Chỉ số của đồng hồ lớn bên trái hiển thị theo cả km/h và dặm/giờ, và tốc độ tối đa của Royal Enfield Himalayan đạt 140 km/h (87 dặm/giờ). Đừng quên rằng, giới hạn tốc độ tối đa trên đường thành phố của Việt Nam là 30 km/h và 40-60 km/h trên đường nông thôn. Do đó, rất khó để bạn có thể kiểm tra tốc độ tối đa của xe trong hành trình khám phá Việt Nam bằng xe mô tô.
Bên dưới là màn hình điện tử thể hiện thông tin đồng hồ báo giờ, nhiệt kế, 2 chế độ vận hành và hộp số.
Bạn có thể chuyển đổi chỉ số để xem mức sử dụng nhiên liệu trung bình, và biểu tượng cờ lê sẽ cho bạn biết khi nào cần bảo dưỡng động cơ. Bên phải là cụm đèn báo cho tất cả các dấu hiệu thông thường (chỉ số, cảnh báo pin khi sử dụng đèn pha,….), bên cạnh đó là đồng hồ đo tốc độ động cơ có vạch đỏ dễ nhìn thấy.
Bên dưới là đồng hồ đôi đặt trong khung hình bầu dục. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy đồng hồ đo nhiên liệu và một la bàn – công cụ bổ sung khá “xịn xò”. Tuy toàn bộ cụm đều sử dụng điện tử, đồng hồ analog được sử dụng khiến ta có thể đọc các chỉ số dễ dàng ngay lập tức, đồng thời làm tăng thêm vẻ đẹp hoài cổ.
“Đồ chơi” theo xe
Các công ty như Harley-Davidson, Ducati và Triumph từ lâu đã thu được lợi nhuận từ việc cung cấp một loạt các phụ tùng hậu mãi, và Royal Enfield Himalayan cũng không bỏ lỡ cơ hội này.
Dĩ nhiên bạn sẽ tìm thấy một loạt các bộ dụng cụ hữu ích cho phượt thủ nhà nghề như thùng xe và thanh chắn, nhưng nét độc đáo ở chiếc xe này nằm ở chỗ: nó là cơ sở lý tưởng để cá nhân hóa và tạo ra chiếc xe của riêng bạn.
Sử dụng mẫu xe căn bản làm nền để bắt đầu, Onyabike Adventures đã phát triển một loạt các phụ tùng được chế tạo với thông số kỹ thuật chi tiết. Các phụ tùng này có thể giúp ta ứng phó với mọi trở ngại mà phượt thủ có thể gặp ở địa hình Việt Nam.
Khi bạn len lỏi theo các nẻo đường ngoạn mục nhưng đầy thử thách của Việt Nam, những thứ “đồ chơi” gắn thêm vào mô tô chính là nhân tố làm thay đổi cuộc chơi.
Các trang bị bổ sung cho Royal Enfield Himalayan được tùy chỉnh và chế tạo bởi Onyabike Adventures bao gồm bảo hộ đèn pha, thanh chắn cho thùng xe và bộ bảo vệ động cơ – đều được dựa trên nhu cầu xác định được trong các hành trình khám phá Việt Nam với mô tô của chính Onyabike Adventures.
Sự Hoàn thiện
Bạn sẽ không bắt gặp một nước sơn cẩu thả hoặc hoặc các “bí mật” không vui ẩn giấu sau vô số tấm ốp nhựa không cần thiết, những gì mắt thấy chính là “hàng thật việc thật” mà bạn sẽ nhận được. Nước sơn đen mịn phủ động cơ, giá đỡ, chân phuộc dưới và khung xe đều được hoàn thiện rất tốt. Chỉ cần một xô nước xà phòng, bùn đất và bụi bặm sẽ được đánh bay, trả lại nước sơn hoàn mỹ.
Tất cả mọi thứ đều tạo nên cảm giác kết hợp ăn ý, không hề “lệch pha” nhau. Bộ yên xe hai mảnh cũng đóng mở êm ái. Nhìn chung, có thể nhận định mức độ hoàn thiện của chiếc xe tốt và đủ vững chãi để “sống sót” qua nhiều cú trượt trên đường mà không suy suyển nhiều.
Royal Enfield hiểu rằng bạn thích được vi vu trên xe, hơn là khốn khổ ngồi nhà chỉ để chọn lựa màu sơn
Về bề ngoài, Royal Enfield hiểu rằng bạn thích được vi vu trên xe, hơn là khốn khổ ngồi nhà chỉ để chọn lựa màu sơn. Đơn giản, bạn có ba phiên bản để lựa chọn, Graphite (Xám Than chì), Snow (Trắng tuyết) và đẹp nhất, theo ý kiến cá nhân tôi, là phiên bản Royal Enfield Himalayan Sleet (Màu Mưa đá).
Tên của hai phiên bản đầu là Graphite và Snow nghe có thể hơi “sang chảnh” không hợp với xe địa hình, nhưng các phượt thủ chỉ cần nghĩ đến đen mờ và trắng nhạt là sẽ dễ dàng hình dung ra thôi.
Phiên bản thứ ba, bản Sleet, trông như một màu camo xám “kỹ thuật số”. Nhìn ngoài thực tế, do khâu sơn được thực hiện bằng tay, các màu sắc trông rất ấn tượng vì mỗi chiếc xe mang một chút khác biệt riêng.
Trải nghiệm
Bạn có thể nghĩ rằng bảng thông số của Royal Enfield Himalayan không mấy ấn tượng. Thêm vào đó, công suất của xe khiến người ta nghĩ nó chẳng thú vị hơn mấy so với một chiếc xe điện “văn nghệ” hay máy cắt cỏ chạy bằng pin, nhưng đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, thưa bạn.
Trên hành trình, không phần nào của xe hoạt động quá trội với các bộ phận khác. Điều này có nghĩa là động cơ không lấn át bộ khung xe. Việc điều khiển được duy trì ở mức vừa phải, và hệ thống giảm xóc đối phó tốt với những gì một phượt thủ có thể gặp phải.
Toàn bộ thông tin bạn cần liên quan đến hiệu suất và hoạt động của xe được hiển thị rõ ràng và vị trí yên xe ngồi vô cùng thoải mái.
Về tổng thể, việc điều khiển xe nhẹ nhàng như xuất phát từ bản năng. Không có bất ngờ khó chịu nào chờ đợi, nghĩa là người lái có thể tập trung tận hưởng thành trình khám phá Việt Nam bằng mô tô của họ.
Cùng khám phá Việt Nam với Royal Enfield
Khi các nhà phê bình cho rằng con xe này không đủ lực, hẳn là họ chưa từng cùng nó rong ruổi trên những nẻo đường đất bùn hoặc gồ ghề khó đi tại Việt Nam. Đúng, chiếc mô tô này không đủ mạnh cho những việc như nhổ cây bật gốc khỏi mặt đất, nhưng nó sẽ giúp mọi phượt thủ chưa dạn dày kinh nghiệm cảm thấy an tâm hơn vì có thể dễ dàng kiểm soát được xe.
Trên các cung đường với mức độ vừa phải, khi chạy trên đường phủ đá dăm hoặc cát, và thậm chí cả những con dốc đá gập gềnh, chiếc Himalayan vẫn vượt qua mà hầu như không gặp chút khó khăn nào.
Phải, Himalayan có các thiếu sót và hạn chế riêng. Với chiều cao và cân nặng lần lượt xấp xỉ 1m83 (6ft) và 100kg, tôi có chút không thoải mái với chiều cao yên hơi thấp và đồ gác chân bố trí hơi cao.
Tương tự như vậy, khi ngồi thẳng người, tôi phải cố gắng mới kẹp được đầu gối vào phần rìa sau của bình xăng. Bù lại tôi có thể chống chân dễ dàng với độ cao gầm đến 23cm (gần 9”).
Chính xác, bánh trước xe sẽ rời ra nếu bạn đẩy mạnh, và bạn không thể dễ dàng nghiêng đuôi xe sang một bên chỉ với một cú nhích cổ tay. Tuy nhiên, cảm giác nhẹ nhàng mà động cơ mang lại căn bản không thích hợp cho những kiểu chơi như vậy. Nếu bạn chỉ thích nghiêng xe và bốc đầu, thì e là chiếc xe này và Việt Nam đều không phù hợp với bạn.
Royal Enfield Himalayan thích hợp với Việt Nam
Chọn lựa một chiếc mô tô dual-sport đa tính năng cho cá nhân khác rất nhiều so với việc chọn xe để bắt đầu một hành trình khám phá Việt Nam bằng mô tô. Khi bạn mua xe cho chính mình, bạn có thể cân nhắc dựa trên kỹ thuật và yêu cầu của cá nhân để đưa ra quyết định mua sắm tương ứng, hoặc bỏ qua mọi nguyên tắc để “mình thích thì mình mua thôi”. Mời bạn tham khảo bài viết của chúng tôi về các nhân tố khiến Royal Enfield Himalayan trở nên mạnh mẽ, đáng tin cậy và thiết thực tại đây.
Tuy nhiên, nếu đang tập hợp đội xe nhằm trải nghiệm một hành trình khám phá Việt Nam bằng mô tô đầy thú vị, bạn không có bất cứ lựa chọn nào trong 2 nội dung đề cập bên trên.
Khi đó, quan trọng hơn hết là, bạn cần chọn một chiếc xe đáng tin cậy, bền bỉ và thân thiện tối đa với người dùng.
Sự an toàn của con người là tối quan trọng, và điểm then chốt chính là cách họ tận hưởng một trải nghiệm. Tiêu chí này có nghĩa là bạn cần một chiếc xe không quá nổi trội về một khía cạnh riêng nào. Một chiếc xe đạt hiệu quả khi sử dụng, không phức tạp hay phát sinh vấn đề rắc rối, để toàn bộ giác quan của bạn được đắm chìm trong việc tận hưởng chuyến đi, đây mới là yếu tố quan trọng nhất.
Nếu bạn nhập từ khóa bao gồm tất cả các yếu tố này vào công cụ tìm kiếm, kết quả trả về sẽ là Royal Enfield Himalayan. Đơn giản vậy thôi.
Trong cơn khủng hoảng kéo dài vì mất đi đối tượng khách hàng trung niên thường xuyên (55 đến 75 tuổi), các nhà sản xuất xe mô tô đã chịu ảnh hưởng quá mức từ các bậc thầy truyền thông được chi trả nhiều hơn mức họ xứng đáng. Thị trường cần thu hút quyết liệt theo các chuyên gia hàng đầu này xác định là nhóm đối tượng trong độ tuổi ba mươi rất am hiểu công nghệ (25 đến 40 tuổi).
Kết quả là, những chiếc mô tô nhỏ gọn đã trở thành không thiết yếu, mô tô cỡ trung gia tăng, và những mẫu xe hàng đầu thì quá lạm dụng công nghệ. Tất cả nhằm mục đích thu hút một thị trường vốn đã quen “chung sống” với các thiết bị di động và trải nghiệm cuộc sống thông qua mạng xã hội.
Công nghệ trong hệ thống ABS và EFI được Royal Enfield Himalayan trang bị cho chiếc xe này vừa đủ để đáng tin cậy mà không bị thừa thải
Gắn bó với Himalayan
Công nghệ trong hệ thống ABS và EFI được Royal Enfield Himalayan trang bị cho chiếc xe này vừa đủ để đáng tin cậy mà không bị thừa thải. Nếu đem ra so sánh với các dòng xe tương tự đến từ Nhật Bản và Ý, Himalayan có thể bị coi là “lỗi thời”.
Nhưng thử nghĩ mà xem. Liệu bạn sẽ có xu hướng phát triển và gắn bó với niềm vui du ngoạn bằng mô tô nhiều hơn, sau khi tậu được một chiếc xe mình có thể dễ dàng sử dụng, bảo trì và điều chỉnh theo thời gian chứ? So với việc sở hữu một con xe trông như xuất hiện từ một bộ phim viễn tưởng, mà nếu chỉ hư một nút điều khiển thôi cũng không thể sửa chữa được nếu thiếu công nghệ tinh vi?
Trong một chuyến đi xuyên Á-Âu, Noraly Schoemaker, còn được biết đến với bút danh Itchyboots (đọc thêm về hành trình của cô ở đây), đã tìm được bạc đạn tại một gian hàng ở Kazakhstan để tự thay cho chiếc Himalayan của mình. Bạn có thể tưởng tượng được việc chủ nhân của chiếc mô tô điều khiển bằng điện tử phức tạp tìm thấy một bộ lạc Bedouin có máy tính xách tay cho phép anh ta tải xuống một bản vá lỗi cho hệ thống chống trượt của xe không? Không, tôi cũng không dám hình dung chuyện đó.
Onyabike Adventures đã chọn Himalayan
Chắc chắn rằng, Himalayan là một chiếc xe rất đáng để chọn mua. Tại sao ư? Vì không chỉ là liều thuốc lạ cho dân ghiền mô tô công nghệ, mà Himalayan còn có mức giá thấp, lại rất đáng tin cậy khi đặt quyền điều khiển xe trọn vẹn vào tay người cầm lái. Đây là những yếu tố khiến cho chiếc xe này trở thành chọn lựa lý tưởng cho bất kỳ phượt thủ nào muốn khởi đầu hành trình khám phá Việt Nam bằng mô tô.